Quy trình quét dọn bàn thờ ngày Tết tránh

Quy trình quét dọn bàn thờ ngày Tết tránh

Quy trình quét dọn bàn thờ ngày Tết tránh

Quy trình quét dọn bàn thờ ngày Tết tránh

Quy trình quét dọn bàn thờ ngày Tết tránh
Quy trình quét dọn bàn thờ ngày Tết tránh

Quy trình quét dọn bàn thờ ngày Tết tránh " phạm lỗi " với ông bà tổ tiên

Bất kỳ gia đình nào không ít thì nhiều cũng đều trang trí bàn thờ tổ tiên trong năm mới. Không chỉ là lau dọn mà việc chăm chút cho bàn thờ tổ tiên còn có những nguyên tắc cơ bản, nếu không thực hiện đúng dễ làm ảnh hưởng đến vượng khí gia đình. Cùng tham khảo những thông tin về cách quét dọn bàn thờ ngày Tết sau để có cách bày trí bàn thờ tổ tiên đúng cách.

 

Quan tâm nhiều: Mẹo trang trí nhà ngày Tết dựa vào thế khảo sơn | Lý giải ý nghĩa màu đỏ trong ngày Tết đầu năm

 

Xử lý bàn thờ cũ đúng cách

 

Chất lượng bàn thờ quá cũ, xuống cấp cũng có thể ảnh hưởng đến không gian phong thủy trong gia đình. Điều này sẽ thể hiện sự không kính trọng khi kém quan tâm đến  góc tâm linh của gia đình vào những ngày đầu năm mới.

 

Tuy nhiên nếu bạn muốn thay đổi bàn thờ của gia đình sang bàn thờ mới, thì bắt buộc việc đầu tiên là gia chủ cần khấn vái xin phép các chư thần cùng gia tiên. Sau đó thì gia chủ mới được phép thay đổi các vật dụng thờ cúng trên bàn thờ gia đình.  Hãy phân loại từng món, xem vật nào có thể đốt cháy được thì tiến hành hóa tro. Ngoài ra khi thay bàn thờ mới nên chú ý xem ngày, giờ nào phù hợp với tuổi gia chủ, cần tránh những ngày xấu. 

 

Quét dọn bàn thờ ngày Tết là việc làm của mỗi gia đình

 

Trước khi bỏ đi bàn thờ cũ, gia chủ cũng nên dâng một bộ lễ vật gồm hoa quả, đèn nhang và  thành tâm xin được di chuyển linh vị và gia tiên từ nơi các đồ cũ sang đồ mới. Sau đó gia chủ mới nên rút vài chân hương từ bát hương cũ đem sang bát hương mới, cây đèn cầy (nến) từ chân đèn cũ sang mới. Đối với bàn thờ mới cũng bày biện đồ lễ như trên, gia chủ nên thành tâm khấn vái an vị nơi bàn thờ mới rồi đem đồ dùng cũ đi đốt hóa tro.

 

Lau dọn bàn thờ từ trên cao xuống thấp

 

Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên chuẩn bị chổi, các loại khăn lau sạch hoặc sử dụng khăn, chổi mới. Nước lau bàn thờ là nước sạch, hoặc có thể sử dụng rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. Trong trường hợp bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần, gia chủ cần phải để bài vị ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn.  Khi hạ  bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng phải thực hiện bằng hai tay. Khi hạ xuống nơi sạch sẽ đã chuẩn bị trước phải chú ý đặt bát hương, bài vị thần phật và gia tiên riêng để không bị lẫn. Sau đó rồi mới quét bụi bặm, lau rửa bàn thờ, đồ thờ cúng.

 

Ngày Tết ai cũng mong nhận được những điều may mắn

 

Gia chủ cũng cần lưu ý, khi quét dọn dàn thời ngày Tết nên lau từ trên cao rồi lau xuống dưới thấp. Đầu tiên nên lau các bức tượng bằng khăn mềm để tránh bị trầy xước hay làm bay màu sơn. Tượng đồng nên lau rửa  bằng rượu, cồn để tránh bị ô xi hóa, han rỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn. Gia chủ cũng nên xê dịch các bức tượng, bát hương…Nếu chẳng may có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì gia chủ nên hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.

 

Gia chủ cần tỉa các chân hương thường xuyên (chỉ để lại 3 chiếc chân hương là được), để nhiều chân hương khiến bàn thờ sẽ nhanh bụi bậm. Một khi làm sạch bụi rồi thì bước tiếp theo là thay nước ở các bình hoa, sau đó là thay nước cúng. Nếu hoa héo cần đổ đi và thay hoa tươi, tương tự với trai cây thờ cúng cũng phải là trái cây tươi.

 

Bài viết liên quan

Back-top
Chat facebook
zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 291 106