Hiểu được nguyên lý và hoạt động các bộ phận của thiết bị giúp người dùng chủ động hơn trong sử dụng sản phẩm, phát huy tối đa công năng cũng như bảo vệ tuổi thọ của máy. Bài viết bên dưới tổng hợp chức năng một số bộ phận quan trọng cần biết khi sử dụng máy làm mát với nước.
Tấm làm mát
Hay còn được gọi là tấm cooling pad, giàn lạnh, tấm làm mát là bộ phận trọng yếu của thiết bị, là nơi diễn ra quá trình bay hơi trao đổi nhiệt. Nhờ có tấm làm mát mà hoạt động của máy làm mát vượt trội hơn so với quạt điện thông thường mặc dù thiết bị này cũng sử dụng động cơ quạt. Tấm làm mát thường có chất liệu xenlulozo với kích thước lớn bằng tiết diện đứng của quạt điều hòa. Để tăng hiệu quả thấm hút và giữ nước, tấm làm mát thường có thiết kế hình tổ ong, bề mặt gồ ghề. Khi máy hoạt động, nước được đưa lên thấm ướt đều tấm làm mát, không khí nóng được hút từ ngoài vào gặp nước tại đây sẽ làm bốc hơi nước. Quá trình này mang đến hai tác động chính là nước chiếm bớt nhiệt lượng và làm không khí mát đi đồng thời không khí được cấp thêm độ ẩm.
Nguyên lý làm mát với tấm cooling pad
Được xem nhiều: Máy làm mát dùng cho phòng khách
Lọc bụi
Bộ phận này được lắp ở mặt lưng quạt, đây là nơi không khí đi qua đầu tiên khi vào máy. Tấm lọc bụi có chức năng giữ lại bụi bẩn trong không khí đi vào trước khi không khí nào vào giàn lạnh để tiến hành bay hơi. Tấm lọc bụi có cấu tạo khá đơn giản, tương tự tấm lưới mắt cực nhỏ để lọc thô không khí.
Các dòng máy làm mát dùng cho phòng ngủ sử dụng tấm lọc bụi để tạo không khí trong lành
Quạt đảo chiều
Động cơ quạt có chức năng hút và thổi gió. Ở đầu vòng tuần hoàn, quạt lấy không khí từ ngoài vào để bay hơi hạ nhiệt. Sau khi không khí được làm mát và cấp ẩm thì quạt phân phối luồng khí tươi này ra ngoài môi trường. Hoạt động của động cơ quạt kết hợp với các cánh tản gió tại cửa gió giúp phân phối đều khắp và liên tục không khí mát vào không gian.
Author: Điện Gia Dụng Đông Phương