Cũng là bí quyết thành công của tôi ở bất cứ một dự án SEO nào.
Đó là cách chia ra từng loại bài viết cho SEO để lên TOP từ khóa và bán được hàng.
Nhiều lúc nghĩ..
…hay là cứ an phận thủ thường, kiếm được càng nhiều tiền càng tốt.
Cuối cùng thế nào lại quyết định chia sẻ, bởi GIÁ TRỊ của một con người sẽ lớn hơn rất nhiều số tiền mà chúng ta có thể kiếm được trong tương lai.
Thế nên, hãy cùng tôi bắt đầu bài viết nào.
1. Bài viết Hilltop
Tôi thích nó ngay từ buổi đầu tìm hiểu về thuật toán Hilltop. Nếu một số người quan tâm đến thuật toán Panda, Penguin, Pigeon,… thì tôi lại quan tâm đến những thuật toán liên quan đến quá trình lên hạng của một từ khóa.
Thuật toán Hilltop được tôi tìm thấy trên Wikipedia
Tôi sẽ tóm tắt nội dung thuật toán này trước cho các bạn có thể hiểu:
Thuật toán này dùng để tìm các tài liệu có liên quan đến chủ đề từ khóa cụ thể. Nó chia làm 2 loại trang: “Trang chuyên gia” và “trang thẩm quyền”.
– Trang chuyên gia: Là trang liên kết tới rất nhiều tài liệu khác có liên quan.
– Trang thẩm quyền: Là trang được “trang chuyên gia” trỏ đến nó.
Định nghĩa bài viết Hilltop của tôi là bài viết trên “trang chuyên gia”.
Nếu “trang thẩm quyền” ai cũng hiểu là có nhiều backlink đến từ các “trang chuyên gia” và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả từ khóa.
Thì tôi lại thích câu này nói về “trang chuyên gia”:
Về lý thuyết, Google tìm “trang chuyên gia” trước, sau đó các trang mà được “trang chuyên gia” liên kết tới sẽ được XẾP HẠNG TỐT.
Bạn nên xem qua thuật toán Hilltop trên Wikipedia tại nội dung gốc để nắm rõ hơn về thuật toán.
Còn bây giờ…
…chúng ta phải xem qua cách ứng dựng thực tế của bài viết Hilltop là như thế nào cho dự án của mình?
Tôi biết Google sẽ tìm trang chuyên gia trước (đánh giá được một nội dung để có thể xếp hạng).
Vì nếu là website mới thì bạn có “giật Title” điên cuồng cũng chả ai dám xếp hạng cho nội dung của bạn cả, kể cả bài viết đó có Traffic.
Thế nên, điều đầu tiên các bạn cần làm là:
Viết nội dung để Google BOT yêu mến trước.
À, phải nói cái này viết…
…cực dễ.
Bước 1: Lấy một từ khóa để viết bài
– Ở đây tôi lấy từ khóa “thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống”. Muốn biết tại sao tôi lấy từ khóa dài “dằng dặc” này để SEO cho những tháng đầu tiên thì các bạn có thể tự tìm hiểu nhé!
Bước 2: Lên Google Search từ khóa đó ở chế độ ẩn danh
Bước 3: Kéo xuống dưới cùng chứa 8 tìm kiếm liên quan
Bước 4: Chọn từ 2-3 từ khóa gần nhất với từ khóa đã Search để chọn làm thẻ tiêu đề con (H2) trong bài viết
Bước 5: Lên được khung sườn cho bài viết, dạng:
(Thẻ Meta Title) Chứa từ khóa “thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống”
(Thẻ Meta Description) Chứa từ khóa “thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống”
(Thẻ H2) Chứa từ khóa “mẫu phòng bếp nhà ống”
Đoạn nội dung viết về “mẫu phòng bếp nhà ống” + hình ảnh mô tả
(Thẻ H2) Chứa từ khóa “không gian bếp nhà ống”
Đoạn nội dung viết về “không gian bếp nhà ống” + hình ảnh mô tả
Nếu nhìn khung sườn quá rối rắm, bạn nên xem trực tiếp bài viết đã hoàn thiện để nắm rõ cách viết bài Hilltop cho ví dụ trên.
Vậy là:
Bài viết Hilltop là bài viết sẽ được Google BOT đánh giá cao vì chứa nhiều từ khóa liên quan mà người dùng muốn tìm kiếm trong nội dung.
Và, về lý thuyết:
Google quét bài viết Hilltop trước.
2. Bài viết nhỏ (Small Content)
Nếu muốn hiểu bài viết nhỏ thật chi tiết, bạn nên đọc Viết bài chuẩn SEO: Thực ra chỉ có 2 bước để hiểu sâu về nó.
Tóm lại:
Bài viết nhỏ là bài viết không chỉ có từ khóa “cài cắm”, nó còn phải thu hút được nhiều CTR.
Hãy lấy ví dụ ở 2 công thức viết bài cho Small Content để hiểu rõ nào:
– Công thức 1: AIDA
- Gây sự chú ý
- Nêu vấn đề thú vị khiến họ quan tâm
- Kích thích sự ham muốn của họ
- Kêu gọi họ hành động.
Một mẫu bài viết AIDA trên website JPWatch.vn
– Công thức 2: PAS
- Tìm nỗi đau của khách hàng
- Làm trầm trọng hóa nỗi đau
- Đưa ra giải pháp, giải quyết vấn đề đó.
Một mẫu bài viết PAS trên JPWatch
3. Bài viết lớn (Big Content)
Nội dung lớn theo định nghĩa của tôi là những nội dung có lượng truy cập nhiều, có thể không có từ khóa trong Headline cũng được.
Thời gian đầu làm SEO tôi thường phải làm tất cả các loại nội dung.
Nhưng:
Nội dung lớn thường được tôi làm “nhỉnh” hơn một chút so với các nội dung còn lại trong những tháng đầu tiên.
Thế nên, Google Analytics thời điểm đầu một dự án của tôi luôn có dạng này:
Dự án Nội Thất Trẻ Việt Nam mới được tôi nhận khoảng 2 tuần
Tôi cứ hình dung Google là một người quản thư trong thư viện. Ai vào cũng hỏi cuốn sách (Website) này và đọc nó một cách đầy cảm xúc.
Lúc này người quản thư (Google) chỉ có mỗi một nhiệm vụ.
Đó là:
Đưa nó ra ngoài cùng để những người đến sau đỡ phải hỏi.
Thời gian đầu, tôi cần Traffic để Google đánh giá, điều đó thì chỉ có Big Content mới có thể giải quyết được.
VD: Dự án của tôi chạy được 2 tuần về thiết kế nội thất, tôi sẽ sản xuất những nội dung Big Content như bài:
“Con chỉ việc ngủ thôi, bố sẽ mang cả thế giới vào phòng”.
Bạn thấy đấy:
Không có một từ khóa nào về “Thiết kế nội thất” trong đó, và tôi lúc này chỉ việc ném lên Group nào đó có các bố các mẹ.
Thậm chí là…
…ném lên tường cá nhân của tôi cũng có lượt người tương tác.
Bạn nên đọc bài viết này vì Headline không có từ khóa, nhưng nội dung trong bài viết thì có thể bán được dịch vụ “thiết kế nội thất phòng trẻ em” khi từ khóa chưa lên TOP.
Mà:
Cuối cùng từ khóa đó vẫn lên TOP, thế mới hay chứ.
Bạn sẽ nhận ra ngay cách cài cắm từ khóa chứa CTA (kêu gọi hành động) nhẹ nhàng của người làm SEO trên đó, chính cách người dùng tương tác vào backlink, sẽ khiến nó lên TOP ở tương lai…
… không xa.
4. Bài viết Virus ( Viral Content)
Bài viết dạng này là khó viết nhất, nó đòi hỏi một kỹ năng viết bài ở mức chuyên gia.
Thế nên tôi thường khuyên những người muốn làm nội dung Viral là: Hãy nghiên cứu về những niềm đam mê của mình rồi viết về nó.
Sau đó:
Tổng hợp tất cả các giá trị vào một bài viết chất lượng.
Vì theo định nghĩa của tôi, nội dung Viral phải là nội dung cung cấp rất nhiều giá trị cho người đọc, chứ không phải những bài viết giật Title câu view không có giá trị.
Theo kỹ năng viết của tôi, có mỗi 3 chú ý quan trọng cho một bài viết Viral:
– Lên được một Concept chứa tất cả mọi thứ về kiến thức nào đó.
– Viết những đoạn ngắn để khách hàng đỡ mệt (Đoạn ngắn khi viết bài của tôi là đoạn chứa tối đa chỉ 2 câu).
– Nội dung tối thiểu phải được 2000 từ.
Dưới đây là bài viết Viral về SEO với trên 4000 từ, đây là bài viết có lượng chia sẻ công khai khá lớn (chưa tính những lượt Share ẩn).
Bạn nên đọc qua bài viết Kiến thức SEO căn bản: 26 bước từ A-Z để trở thành Chuyên gia SEO để có thể viết được những nội dung Viral như nó.
Đọc đến đây, các bạn đừng nản.
Và đừng nghĩ rằng mình không thể viết được như ông này, ông kia. Bởi ông ấy là chuyên gia rồi thì viết cái gì chẳng dễ.
Tôi có một câu chuyện để kể với các bạn:
Có một SEOer nước ngoài nhận dự án SEO cho những từ khóa liên quan đến ‘Thuốc trừ sâu’. Vì biết là nếu viết những bài viết về ‘thuốc trừ sâu’ thì sẽ chả có ai tương tác.
Anh ta liền viết một bài về…
.
.
…LÀM VƯỜN.
Trong nội dung bài viết, anh ta làm thêm một cái Infographic chuyên nghiệp để liệt kê về những loại sâu bệnh trong vườn và cách tiêu diệt nó.
Ở mỗi một loại sâu thông dụng, anh ta có thể cài cắm về những loại ‘thuốc trừ sâu’ mà anh ta đang bán.
Kết quả:
Những người làm vườn, các mẹ trồng rau – củ – quả chia sẻ ầm ầm nội dung đó.
Vì đó là kiến thức hữu ích giúp vườn rau của các mẹ luôn trong trạng thái tốt nhất nên họ không ngại chia sẻ, lưu lại để sử dụng trong tương lai.
Vậy là chúng ta đã đi hết 4 loại nội dung mà tôi thường sử dụng cho các dự án của mình.
Mong sao sẽ giúp ích được cho các bạn trong thời điểm Google ngày một thông minh.
Nếu thấy bài viết giúp ích cho bạn và cho người hãy Share chúng nhé ! Trân Trọng