Sẽ có những nguyên tắc nhất định được đặt ra khi bạn đến thăm nhà người khác, nhất là khi đến thăm người cao tuổi. Việc tuân thủ những nguyên tắc này sẽ phần nào thể hiện bạn là một người lịch sự và am hiểu những phép tắc ứng xử quan trọng. Cùng tham khảo những cách hỏi thăm người lớn tuổi trong dịp năm mới để biết cách ứng xử đúng đắn trong bài viết sau.
Quan tâm nhiều: Kỹ năng giúp bạn ghi điểm với sếp lớn | Nên về quê ăn Tết hay đi du lịch ngày Tết
1. Chọn thời điểm thích hợp để tới nhà
Đừng nghĩ rằng chí cần có lòng thành thì bạn đến nhà người khác lúc nào cũng sẽ được tiếp đón. Điều này có thể đúng, nhưng dựa vào đó người cao tuổi cũng sẽ đánh giá được bạn là người quá suồng sã và không chủ trọng phép tắc khi đến thăm người lớn. Tốt nhất bạn nên chọn những thời điểm mà người lớn rảnh rỗi để đến thăm họ.
Cách hỏi thăm người lớn tuổi phải đến từ sự chân thành chuẩn mực
Thời gian tốt nhất là khoảng 3h chiều (đảm bảo là người lớn đã ngủ trưa xong), hoặc là 10 giờ sáng (đảm bảo người lớn đã thức giấc và ăn uống xong). Đừng đến vào sát giờ ăn cơm hay đúng lúc nhà người khác đang dùng cơm, đây là phép lịch sự tối thiểu bạn nên lưu ý thực hiện. Trừ khi bạn đã là thành viên thân thiết với chủ nhà, còn đối với những mối quan hệ xã hội, bạn hãy lưu ý vấn đề này nhé.
2. Mua quà gì tặng người cao tuổi
Nếu như đây là lần hiếm hoi bạn đến thăm nhà ông bà lớn tuổi, hãy mang theo món quà tặng để thể hiện thành ý. Không hẳn là quá trang trọng hay đắt tiền: đơn giản có thể là hộp bánh, hộp chè xanh, hoặc các món đặc sản nào đó. Những món quà trao tay sẽ làm họ vui lòng và khiến mối quan hệ tốt đẹp hơn. Qùa tặng là nghệ thuật giao tiếp quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
Nếu như bạn tặng quà cho sếp lớn tuổi, tốt hơn nên tránh tặng những món quà đắt tiền. Điều này sẽ khiến họ thấy không thoải mái hoặc nghi ngờ bạn đang dùng quà tặng để nhờ họ giúp đỡ chuyện gì đó…
3. Thời gian thăm hỏi là bao lâu?
Đừng nghĩ rằng thời gian thăm hỏi càng lâu sẽ càng tốt. Có nhiều người cao tuổi có sức khỏe không tốt, họ sẽ cảm thấy không thoải mái khi phải ngồi quá lâu nói chuyện với bạn. Để biết đâu là lúc nên về, bạn nên xem xét thái độ của họ. Nếu bạn nhận thấy họ mất tập trung thì hãy khéo léo xin phép họ ra về sớm.
Thời gian thăm hỏi lý tưởng nhất kéo dài khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Trong trường hợp người lớn tuổi muốn bạn đến ăn cơm với gia đình họ, tốt hơn bạn hãy mua ít hoa quả đến và tới sớm một chút để cùng học chuẩn bị bữa ăn.
Tặng quà là cách hỏi thăm người lớn tuổi đầy tinh tế
4. Nên nói chuyện gì với người lớn tuổi đây?
Việc bạn lo lắng khi ngồi trò chuyện với người lớn là điều dễ hiểu, vì sự chênh lệch tuổi tác, khác biệt về sở thích, chủ đề nói chuyện… nên không khí có thể sẽ trống trải một chút. Những chủ đề bạn nên hỏi thăm là:
– Hỏi thăm sức khỏe người lớn tuổi.
– Hỏi thăm các thành viên trong gia đình, chuyện học tập của các trẻ trong nhà.
– Hỏi thăm hoạt động gần đây của họ để triển khai những chủ đề chung.
– Nếu có bất kỳ mối quan hệ nào liên kết giữa bạn và người lớn tuổi, bạn nên khai thác chủ đề đó vừa đủ.
Có rất nhiều chủ đề để bạn trò chuyện với người lớn tuổi. Tránh đưa ra thảo luận đôi bên vì đôi khi đó không phải là điều họ biết và họ cũng không quan tâm nên có thể cuộc nói chuyện sẽ gặp trục trặc.